Kinh nghiệm bạn cần có trước khi thiết kế thi công nhà phố

Kinh nghiệm bạn cần có trước khi thiết kế thi công nhà phố

Ngày đăng: 26/11/2023 08:46 PM

    Xây nhà là việc cả đời người nên trước khi khởi công căn nhà mơ ước của bạn thì nắm vững được một số kinh nghiệm quý báu dưới đây là vô cùng hữu ích. Đầu tiên là những kinh nghiệm này giúp bạn không mắc phải những sai lầm không đáng có. Tiếp theo là còn giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền và thời gian thi công. Bật mí một chút là đây là những kính nghiệm quý báu dành cho những gia chủ chuẩn bị khởi công căn nhà phố của mình. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết "Kinh nghiệm bạn cần có trước khi thiết kế thi công nhà phố" này. Dưới đây là 3 kinh nghiệm bạn cần trang bị trước khi bắt tay vào thiết kế thi công nhà phố.

     

     

    Áp dụng phong thủy vào từ bước đầu thiết kế thi công nhà phố

     

    Trong kiến trúc nói chung, phong thủy là một yếu tố hỗ trợ rất đắc lực cho gia chủ. Các yếu tố về thẩm mỹ, tính hài hòa, cân đối được đảm bảo theo phong thủy để mang đến những yếu tố tích cực cho căn nhà và gia chủ, đặc biệt trong thiết kế thi công nhà phố.

     

    Chọn vị trí đất

     

    Ngay từ đầu khi áp dụng phong thủy, gia chủ sẽ được hỗ trợ trong việc chọn vị trí đất, hướng đất, lô đất phù hợp với mệnh của mình. Giúp gia chủ có thể yên tâm xây dựng trên mảnh đất mà mình đã chọn được. Phong thủy sẽ mang đến những kiến thức về hướng nhà sinh tài lộc, các hướng nhà không phù hợp để xây dựng đối với gia chủ để có được vị trí xây dựng kiến trúc tốt nhất.

     

    Chọn hình dáng kiến trúc phù hợp

     

    Phong thủy cũng bị ảnh hưởng bởi kiến trúc ngôi nhà, nếu chưa xem kĩ phong thủy mà vẫn xây dựng kiến trúc sẽ có khả năng bạn phạm phải một số lỗi phong thủy không đáng có. Ví dụ như: ngôi nhà hình vuông sẽ mang đến sự chắc chắn, cân đối; ngôi nhà có kiến trúc hình chữ L có hình dáng như chiếc dao phay, mang ý nghĩa cô lập.

     

    Tất nhiên là vẫn có nhiều cách để khắc phục đó là xây thêm đài phun nước hoặc đơn giản là treo một quả cầu thủy tinh ở vị trí trước nhà,... còn nhiều cách khác mà bạn có thể sử dụng.

     

    Chọn cách sắp xếp, bài trí nội thất phù hợp

     

    Không chỉ bên ngoài mà bên trong căn nhà bố trí như thế nào cũng cần có sự góp sức của phong thủy. Phong thủy giúp cho đồ đạc trong nhà được sắp xếp một cách hài hòa, tránh xung đột, tạo thêm không gian sinh hoạt cho giá chủ... góp phần không thể thiếu tạo cho cuộc sống về sau tốt hơn rất nhiều.

     

     

    Một số bộ phận đặc biệt cần chú ý áp dụng phong thủy trong nhà

     

    - Cổng, cửa chính và cửa sổ của căn nhà: Bộ mặt của công trình là cổng, cửa chính, đây là lối ra vào thường xuyên do đó cần xem xét cẩn thận về phong thuỷ. Đây là những nơi dẫn khí cho căn nhà.

    - Cầu thang: Là xương sống, nơi khí luân chuyển theo các tầng của ngôi nhà theo cấu trúc không gian. Ngoài ra cầu thang được coi là hình tượng thanh long, và theo dịch học nó còn là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thuỷ.

    - Khu bếp: Đây là không gian rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và tín ngưỡng khi được bố trí với không gian và vị trí hợp phong thuỷ. Bếp là nơi chứa yếu tố  HỎA trong Ngũ hành.

    - Phòng ngủ: Là không gian nghỉ ngơi, thư giãn của gia chủ. Để mang tới một giấc ngủ sâu, tiếp thêm những năng lượng tích cực để hoàn thành mục tiêu trong công việc và sự nghiệp, không gian này phải bố trí sao cho hợp phong thuỷ trong kiến trúc và bài trí nội thất.

    - Phòng thờ: Đây là không gian gắn liền với nét truyền thống văn hoá và phong tục tín ngưỡng. Đây là không gian được gia chủ quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng nhất và luôn được xem xét kỹ lưỡng.

     

     

    Tính toán chi phí một cách cẩn thận trước khi bắt tay vào

     

    Tất nhiên là chúng ta chưa thể tính toàn một cách cặn cẽ chi tiết tất cả những hạng mục cần đầu tư và số lượng tiền cần bỏ ra để bắt tay vào xây dựng ngôi nhà. Tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo ý kiến của những người đi trước, kết hợp với sự tư vấn của những kiến trúc sư mà bạn tin tưởng để xây dựng nên một bản kế hoạch giúp tính toán ra những hạng mục lớn cần chi tiêu.

     

    Chi phí thiết kế

     

    Chi phí thiết kếở đây được hiểu là chi phí thiết kế kiến trúc và chi phí thiết kế nội thất. Tất nhiên là còn tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ. Tuy nhiên chi phí thiết kế được nhiều gia chủ đi trước và nhiều kiến trúc sư khuyên là nên bỏ tiền ra đầu tư vì hai lí do sau đây:

     

    - Một là, không phải ai cũng có thể tự thiết kế ra ngôi nhà của mình. Tất nhiên là tưởng tượng và vẽ ra thì không khó nhưng có rất rất nhiều yêu cầu và tiểu tiết bạn cần chú ý khi thiết kế kiến trúc mà bạn có thể bỏ qua. Điều này có thể dẫn đến việc ngôi nhà thiết kế trên bản vẽ rất tốt tuy nhiên không áp dụng được vào thực tế do không chịu tải được mái hay đất nền không đáp ứng đủ nhu cầu,...

    - Hai là, bằng những kinh nghiệm của mình, những kiến trúc sư lành nghề sẽ giúp bạn vẽ nên ngôi nhà trong mơ vừa phù hợp với sở thích của bạn, vừa phù hợp với phong thủy, lại tiết kiệm chi phí nhất có thể.

     

    Chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu

     

    Hai loại chi phí này bên nhận thầu thi công công trình có thể sẽ giúp bạn lo liệu nếu bạn không muốn suy nghĩ về nó. Tuy nhiên, nếu muốn tối ưu chi phí thì bạn nên tự tìm nguồn nguyên vật liệu hoặc nhờ người có kinh nghiệm tìm cho bạn.

     

    Lưu ý là chi phí nhân công cần tính toán phù hợp, dựa theo tổng thời gian thi công để tính toán cho phù hợp. 

     

    Chi phí nhân công và nguyên vật liệu bạn cũng nên cố gắng tách bạch các giai đoạn là tốt nhất, từ xây mong, xây thô, đổ mái đến trái xi măng, thêm chi tiết, phà chỉ và sơn nhà lợp mái.

     

     

    Chi phí cho hệ thống phụ trợ, công trình phụ trợ

     

    Có khá nhiều hệ thống phụ trợ cần có khi xây nhà. Những hệ thống phụ trợ cơ bản đó là điện, nước, internet, hệ thống chiếu sáng. Ngoài ra có những hê thống phụ trợ, công trình phụ trợ khác cũng có thể đầu tư ngay từ ban đầu để tối ưu chi phí thiết kế và tăng tính thẩm mỹ, đồng bộ cho ngôi nhà đó là hệ thống tưới nước (với những công trình có sân vườn),hệ thống âm thanh, hệ thống chống trộm, hệ thống báo cháy (với các công trình lớn) và các công trình tiểu cảnh, hòn non bộ,...

     

    Chi phí cho nội thất

     

    Chi phí nội thất bao gồm tất cả các chi phí liên quan đề đồ dùng nội thất liền tường, không liền tường và kể cả cây xanh làm cảnh để trong nhà. Bạn hãy tính toán hợp lý dựa theo bản thiết kế của kiến trúc sư và nhu cầu sử dụng của mình.

     

    Các chi phí phát sinh

     

    Cho dù tính toán kỹ đến đâu cũng không thể thoát khỏi việc phát sinh chi phí cho khoản này khoản kia dù là nhỏ nhất. Vì vậy bạn nên cố gắng dự trù ngân sách phát sinh khoảng 20-30% để đảm bảo rằng lúc cần thiết không bị thiếu kinh phí dẫn đến phải thay đổi kế hoạch, ảnh hưởng đến tiếng độ thi công, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

     

    Mọi quan tâm về các dịch vụ thiết kế, về báo giá chi phí thiết kế cải tạo, chương trình khuyến mãi hay bất cứ thông tin thắc mắc khác về kiến trúc và nội thất, quý khách đừng ngần ngại liên hệ LỘC PHÁT để tư vấn chi tiết.

     

     

    Chia sẻ: