Tiết lộ cách tính bậc tam cấp chính xác nhất

Tiết lộ cách tính bậc tam cấp chính xác nhất

Ngày đăng: 21/01/2024 08:38 PM

         Bậc tam cấp là bộ phận xuất hiện ở hầu hết các công trình nhà ở dân dụng, biệt thự, các công trình công cộng… Rất nhiều người thắc mắc cách tính bậc tam cấp chuẩn như thế nào, kích thước bậc tam cấp ra sao. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu đúng về bậc tam cấp và cách tính bậc tam cấp theo đúng phong thủy nhé!

    Bậc tam cấp là gì? Ý nghĩa của bậc tam cấp

         Bậc tam cấp là một phần kiến trúc quan trọng, là bộ phận không thể thiếu trong xây dựng nhà ở. Bậc tam cấp được hiểu là những bậc cầu thang nối liền giữa sân và nhà. Là nơi kết nối giao thông cũng như các hoạt động sống trong và ngoài ngôi nhà. Đôi khi tam cấp cũng được coi là phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang đi lên tầng. Là bước đệm để đi lên các tầng trên. Tuy nhiên cách hiểu này ít được dùng hơn, nên trong bài viết này sẽ bàn đến bậc tam cấp với vai trò là nơi kết nối giữa sân và nhà.

         Sở dĩ gọi là “bậc tam cấp” là bởi từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng ba bậc thềm trước nhà để lấy lối đi lên đi xuống, lối đi ra đi vào ngoài sân trong nhà. Tuy nhiên hiện nay tam cấp có nhiều “biến thể” hơn, có thể được xây dựng với số bậc nhiều hơn là 5,7,9… Hoặc một con số lẻ khác để phù hợp với địa hình. Cũng như kết cấu của từng dạng công trình. Tại sao lại là số lẻ thì mời các bạn theo dõi ở phần cách tính bậc tam cấp dưới đây.

    Cách tính bậc tam cấp chính xác nhất

         Mặc dù nói bậc tam cấp là thông dụng, tuy nhiên vẫn có khá nhiều hiểu lầm trong cả cách nói và khi xây dựng bậc tam cấp. Trước khi xét đến tính phong thủy, xem bậc tam cấp có mang lại vượng khí cho gia chủ hay không. Thì trước hết nó phải được đảm bảo các yếu tố tối thiểu để mang đúng ý nghĩa của “bậc tam cấp” chuẩn.

     

    Cách tính bậc tam cấp theo Thiên – Địa – Nhân

     

         Như đã nói ở trên, cái tên “tam cấp” vốn dĩ xuất hiện từ xa xưa. Và theo quan niệm của ông cha ta, tam cấp chính là sự tương ứng với thuyết Tam tài: Thiên – Địa – Nhân. Trong nghĩa Hán Việt, Thiên là bầu trời, ông trời, các hiện tượng thiên nhiên. Đất là mặt đất với giới tự nhiên & vạn vật. Nhân là con người, cộng đồng xã hội. Đây là một trong những lý thuyết hàng đầu của văn hóa. Cũng như nhân sinh quan của người Á Đông.

         Học thuyết này nói lên sự hòa hợp giữa con người và trời đất. Đây là điều mà phong thủy luôn hướng tới. Trong mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc. Thì ngôi nhà – nơi chúng ta sinh sống hàng ngày chính là đại diện cho sự hòa hợp đó. Muốn làm điều gì đó thuận lợi luôn phải đảm bảo 3 yếu tố Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Đây chính là tính thống nhất và mối liên hệ khắng khít giữa con người và vũ trụ. Thiên Địa Nhân vạn vật chi bản dã – Thiên sinh chi – Địa dưỡng chi – Nhân thành chi.

         Nơi đặt bậc tam cấp – khoảng tiếp giáp giữa sân và nhà. Chính là khoảng chuyển giao không khí giữa trong nhà và thiên nhiên. Là nơi Đất – Trời hòa hợp. Do đó ngụ ý ba bậc tam cấp tương ứng với Thiên – Địa – Nhân. Là mong muốn có thể gia tăng vận khí tốt đẹp cho ngôi nhà, mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

         Một ý nghĩa khác trong phong thủy khi thiết kế bậc tam cấp với số lượng là 5 bậc. Đây có thể là cách tính bậc tam cấp dựa theo 5 yếu tố ngũ hành bao gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Tùy thuộc công trình, tuổi hoặc mệnh của gia chủ mà lựa chọn số bậc cho hợp lý.

     

    Cách tính bậc tam cấp theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử
     

         Sinh – Lão – Bệnh – Tử vốn dĩ là cách tính thường được áp dụng cho cầu thang trong nhà, không dùng cho tam cấp. Tuy nhiên, theo một số trường phái, bậc tam cấp cũng là một phần của ngôi nhà. Không thể tách rời với các kiến trúc khác nên cần được thống nhất theo một cách tính.

         Vậy thì cách tính bậc tam cấp theo Sinh -Lão – Bệnh – Tử như thế nào? Rất nhiều người thắc mắc khi mang quy luật này vào áp dụng và gặp vướng mắc khi bậc tam cấp kết thúc ở chữ “Tử”. Thực ra, chỉ cần biết cách đặt “Sinh” ở đúng chỗ thì bài toán này sẽ được giải quyết rất dễ dàng.

         Nhiều người cho rằng nên tính Sinh vào tam cấp 1, theo đó tam cấp 2 là Lão, tam cấp 3 là Bệnh và nhà sẽ là tử. Nếu tính ngược lại theo tuần tự như trên thì sân sẽ là tử.

         Tuy nhiên theo quan điểm chính thống thì sân là nơi giàu sinh khí. Là vị trí mà mọi người bắt buộc phải đi qua mới vào nhà được. Chính vì thế, đặt Sinh ở sân mới là hợp lý nhất. Theo cách này thì tam cấp 1 là Lão, tam cấp 2 là Bệnh, tam cấp 3 là Tử và nhà sẽ lại là Sinh. Như vậy cả nhà và sân đều rơi vào cung Sinh – đây được xem là một cách tính bậc tam cấp chuẩn.

    Chia sẻ: